CIC là gì? Hướng dẫn tra cứu CIC online kiểm tra nợ xấu cá nhân

Dịch vụ tín dụng ngày càng phổ biến cùng với đó là rủi ro nợ xấu, nợ quá hạn. Chính vì vậy hệ thống CIC ra đời nhằm phục vụ cho lĩnh vực ngân hàng đồng thời giảm rủi ro về nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể. Vậy CIC là gì? Cách tra cứu CIC kiểm tra nợ xấu như thế nào?. Cozmo sẽ cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến hệ thống CIC.

CIC là gì?

CIC là cụm từ viết tắt của Credit Information Center, hay còn gọi là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng hoạt động dưới sự điều hành và trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Đây là tổ chức làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân và tổ chức phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước.

Khi khách hàng thực hiện bất kỳ một giao dịch tín dụng nào như vay vốn, sử dụng thẻ tín dụng,… tại bất kỳ một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào thì mọi thông tin về giao dịch của khách hàng sẽ nhanh chóng được cập nhật lên hệ thống CIC.

Chức năng của CIC

CIC là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc sự quản lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam và nhận các chức năng như sau:

  • Đăng kí tín dụng quốc gia theo quy định của pháp luật, nhờ đó việc tra cứu CIC một cách dễ dàng và nhanh chóng.
  • Thu nhận, xử lý, lưu trữ và phân tích thông tin tín dụng cũng như các thông tin về nợ xấu của các tổ chức, cá nhân đi vay tín dụng.
  • Đưa ra các cảnh báo, biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất có thể xảy ra.
  • Chấm điểm, xếp hạng tín dụng của các cá nhân, tổ chức hoạt động trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam nhằm mục đích cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước phục vụ công tác quản lý cũng như cung cấp cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng với các mục đích khác nhau.
  • Cung cấp thông tin các loại hình dịch vụ và sản phẩm tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại hệ thống CIC đã và đang lưu trữ hơn 30 triệu thông tin của tất cả các khách hàng vay vốn trên cả nước. Vì vậy việc kiểm tra CIC của khách hàng trước khi phê duyệt khoản vay là yêu cầu bắt buộc của hầu hết các tổ chức tín dụng hiện nay.

Nguyên tắc hoạt động của CIC

Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khi phát sinh khoản vay sẽ cung cấp cho CIC thông tin người vay, tổ chức vay cũng như thông tin khoản vay và cả quá trình thanh toán. Từ đó, CIC sẽ tổng hợp thông tin nhận được và cập nhật lên hệ thống tạo thành một cơ sở dữ liệu đầy đủ, thống nhất phản ánh được thông tin cũng như lịch sử tín dụng của cá nhân, tổ chức.

Khi các cá nhân, tổ chức hay ngân hàng có nhu cầu xem xét thông tin về lịch sử tín dụng của bất kỳ khách hàng trước khi quyết định cho vay thì có thể truy xuất dữ liệu từ hệ thống thông tin đó để đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ nhằm giảm thiểu rủi ro của khoản vay.

Các nhóm nợ trên CIC

Theo hệ thống CIC thì người đi vay nợ sẽ được xếp  vào 5 nhóm nợ như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

  • Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
  • Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

  • Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
  • Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

  • Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
  • Nợ gia hạn nợ lần đầu
  • Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
  • Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra

Nhóm  4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

  • Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
  • Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

  • Nợ quá hạn trên 360 ngày;
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
  • Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn
  • Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được
  • Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản

Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xóa nợ xấu ngân hàng mới nhất

Cách kiểm tra nợ xấu online thông qua CIC

Bước 1: Truy cập vào website của CIC https://cic.org.vn/

Đối với khách hàng đã có tài khoản tại hệ thống CIC thì chọn “Đăng nhập

Sau đó, điền đầy đủ Tên đăng nhập, Mật khẩu và Mã kiểm tra để đăng nhập vào hệ thống

Đối với khách hàng chưa có tài khoản tại hệ thống CIC thì chọn “Khai thác nhu cầu vay

Sau đó, chọn “Đăng ký” để tiến hành đăng ký tài khoản

Khách hàng điền đầy đủ thông tin theo mẫu

Khách hàng chọn đối tượng là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đối với đối tượng các nhân, khách hàng điền đầy đủ thông tin Họ và tên, ngày sinh,số điện thoại, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, email,…

Lưu ý: Khách hàng phải đính kèm 3 ảnh mặt trước, mặt sau của CMND/ thẻ CCCD, ảnh chân dung có kèm CMND/thẻ CCCD theo định dạng png, jpg.

Sau đó khách hàng thiết lập mật khẩu và chọn “Tiếp tục”

Nhập mã OTP để xác thực (Mã OTP sẽ được gửi đến SĐT đã đăng ký ở trên). Sau đó ấn “Tiếp tục”

Như vậy, khách hàng đã đăng ký xong tài khoản trên hệ thống CIC và có thể tiến hành đăng nhập với User/ Password đã thiết lập như trường hợp đã có tài khoản trên hệ thống CIC.

Bước 2: Khai thác báo cáo

Khách hàng chọn “ Khai thác báo cáo”, sau đó chọn “Mua báo cáo”

Lưu ý: Đối với khách hàng chưa được CIC xác thực thông tin thì hệ thống sẽ báo như sau, vì vậy khách hàng vui lòng chờ đợi cho đến khi được xác nhận thông tín.

Bước 3: Thanh toán phí

Đối với lần đầu tiên tra cứu trên hệ thống CIC, khách hàng sẽ không bị mất phí truy xuất thông tin, vì vậy khách hàng chỉ cần nhập mã OTP đã được gửi về điện thoại, sau đó chọn “Thực hiện”.

Tiếp theo là chọn “Xem” để xem báo cáo.

Đối với, lần thứ 2 truy xuất báo cáo trở đi, khách hàng phải thanh toán phí theo yêu cầu. Khách hàng nhập mã OTP đã được gửi về điện thoại, sau đó chọn phương thức thanh toán phí

  • Napas: Khách hàng thanh toán phí qua thẻ, khách hàng có thể sử dụng thẻ visa, thẻ tín dụng, thẻ ATM,… đều có thể thanh toán được.
  • Chuyển khoản: Khách hàng chuyển khoản vào tài khoản của CIC để thanh toán phí.
  • Tiền mặt: Khách hàng có thể thanh toán phí bằng cách nộp tiền mặt tại 2 trụ sở của CIC
    • Trụ sở chính: Số 10 Đường Quang Trung, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội
    • Chi nhánh: Lầu 14, tòa nhà Vietcombank Tower, Số 5 Công trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

 

Sau khi đã thực hiện thanh toán phí thành công thì khách hàng có thể xem báo cáo bằng cách chọn vào “Xem”.

Trên đây là toàn bộ thông tin về CIC giúp khách hàng trả lời được câu hỏi CIC là gì? Cách kiểm tra nợ xấu online thông qua CIC. Hy vọng những thông tin sẽ giúp khách hàng thuận lợi trong việc vay vốn, đồng thời chú ý hơn để có thể thanh toán nợ đúng hạn, không để dẫn đến tình trạng nợ xấu ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của mình.