Bên cảnh lãi suất cố định thì lãi suất điều chỉnh cũng là một phương tính lãi được sử dụng phổ biến. Nhằm đảm bảo lợi nhuận của các bên tham gia trên hợp đồng tín dụng, lãi suất điều chỉnh được các ngân hàng áp dụng với các khoản vay, khoản tiết kiệm trung và dài hạn. Vậy lãi suất điều chỉnh là gì? Công thức tính lãi suất điều chỉnh như thế nào? Hãy cùng Cozmo tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Lãi suất điều chỉnh là gì?
Lãi suất điều chỉnh là lãi suất thay đổi, không cố định trong suất thời gian vay vốn mà điều chỉnh theo sự biến động của lãi suất thị trường. Sự điều chỉnh này được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng về mức độ điều chỉnh cũng như kỳ hạn điều chỉnh trong khuôn khổ của Pháp luật.
Đặc điểm của lãi suất điều chỉnh
- Mức độ điều chỉnh của lãi cũng như kỳ hạn điều chỉnh sẽ được thỏa thuận ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và hàng, kỳ hạn điều chỉnh thường là 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm điều chỉnh 1 lần.
- Mức lãi suất điều chỉnh chịu sự ảnh hưởng của sự biến động của lãi suất trên thị trường tại thời điểm điều chỉnh. Nghĩa là lãi suất thị trường tăng thì điều chỉnh tăng, ngược lại lãi suất thị trường giảm thì điều chỉnh giảm.
- Khách hàng gửi tiết kiệm theo lãi suất điều chỉnh sẽ có lợi khi lãi suất thị trường tăng so với lãi suất ban đầu nhưng đối với khách hàng vay vốn thì lại bất lợi khi lãi suất thị trường tăng và ngược lại.
- Lãi suất điều chỉnh là loại lãi suất đang được áp dụng chủ yếu tại các Ngân hàng thương mại,đối với các nhu cầu vốn vay phục vụ cho tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh. Thông thường lãi suất điều chỉnh được áp dụng cho những khách hàng vay trung, dài hạn.
- Đối với lãi suất điều chỉnh, khách hàng không thể tính toán được một cách chính xác toàn bộ số tiền lãi mà khách hàng phải chi trả trong suốt thời gian vay vốn hay số tiền lãi thu được trong thời gian gửi tiết kiệm.
Cách tính lãi suất điều chỉnh
Lãi suất điều chỉnh thay đổi theo sự biến động của lãi suất thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả người vay và cho vay, lãi suất điều chỉnh cũng có những quy định cũng như công thức tính riêng. Công thức tính lãi suất điều chỉnh như sau:
Lãi suất điều chỉnh = Lãi suất tham chiếu + Biên độ
Trong đó:
- Lãi suất tham chiếu được xác định phụ thuộc vào thời hạn vay vốn của khách hàng. Đối với khoản vay có thời hạn vay ngắn (dưới 12 tháng), lãi suất tham chiếu được xác định chính là “Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng”. Đối với khoản vay dài hạn (trên 12 tháng) thì lãi suất tham chiếu được xác định chính là “Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13 tháng hoặc 24 tháng”.
- Biên độ được xác định là phần chênh lệch giữa Lãi suất đầu ra (tức là Lãi suất cho vay) với Lãi suất đầu vào (tức là Lãi suất huy động, tiền gửi). Biên độ càng lớn thì lợi nhuận thu được của các tổ chức tín dụng càng cao.
Nên lựa chọn lãi suất cố định và lãi suất điều chỉnh trong trường hợp nào?
Lãi suất cố định đối với các khoản vay có thời hạn dài thì lãi suất cố định sẽ cao hơn và chi phí lãi vay mà người phải trả cũng cao hơn. Tuy nhiên, với phương thức tính lãi suất cố định, khách hàng sẽ tính được số tiền lãi phải đóng hàng tháng, do đó chủ động được trong kế hoạch tài chính của mình, tránh được rủi ro không đảm bảo được khả năng trả nợ.
Còn đối với lãi suất điều chỉnh thì đây là một sự lựa chọn cực kỳ khôn ngoan dành cho khách hàng hiểu và đánh giá được xu hướng biến động lãi suất của thị trường, nằm rõ được các kỳ điều chỉnh lại và phân tích được quy luật lên xuống của lãi suất thị trường. Từ đó tính toán được kỳ điều chỉnh lãi khớp với thời gian lãi suất thị trường thấp thì lãi suất là nổi trong trường hợp này lại vô cùng hoàn hảo.
Chính vì vậy, việc quyết định lựa chọn cách tính lãi suất sao cho có lợi nhất với mỗi khách hàng phải dựa trên sự xem xét, đánh giá tình hình tài chính, hoàn cảnh và khả năng của mỗi cá nhân vay để có thể đảm bảo chi trả nợ gốc và lãi đúng hạn, đồng thời được hưởng mức lãi suất ưu đãi nhất.
Như vậy, với những thông tin, khách hàng có thể hoàn toàn hiểu được lãi suất điều chỉnh là gì? Đặc điểm của lãi suất điều chỉnh cũng như công thức tính lãi suất điều chỉnh. Hy vọng với những thông tin cung cấp trên đây sẽ giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn được phương thức tính lãi phù hợp khi quyết định vay vốn từ các tổ chức tín dụng.