Lãi gộp là gì? Ý nghĩa và công thức tính lãi gộp như thế nào?

Lãi gộp là khái niệm khá phổ biến đối với dân kinh doanh hoặc những người làm các công việc liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu kinh doanh hoặc mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực liên quan thì khái niệm lãi gộp còn xa lạ và khó hiểu. Vậy lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp như thế nào? Hãy cùng Cozmo tìm hiểu qua bài viết sau đây!

Lãi gộp là gì?

Lãi gộp (tiếng Anh: Gross Profit) hay còn gọi là lãi ròng hoặc lợi nhuận gộp là số tiền thu được sau khi lấy doanh thu thực tế trừ đi chi phí kinh doanh, nói cách khác lãi gộp chính là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.

Đối với doanh nghiệp thương mại, lãi gộp được tính dựa trên chênh lệch giữa doanh thu hàng bán và chi phí bỏ ra để nhập hàng. Còn đối với doanh nghiệp sản xuất thì lãi gộp là phần doanh thu còn lại sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất hàng hóa đó.

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất máy tính, chi phí sản xuất 10 chiếc máy là 100 triệu đồng, doanh thu sau khi bán được 10 chiếc máy tính thu được là 150 triệu đồng. Như vậy:

Lãi gộp = 150 – 100 = 50 triệu đồng

Công thức tính lãi gộp

Lãi gộp được tính với công thức đơn giản dựa trên định nghĩa về lãi gộp như sau:

Lãi gộp = Doanh thu – Vốn mua hàng hóa bỏ ra ban đầu

Nếu trong trường hợp doanh thu được thay bằng doanh thu thuần thì công thức được áp dụng như sau:

Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần

Trong một số trường hợp, lãi gộp được tính bằng doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán khi xem trên sổ chi tiết bán hàng. Còn trong kết quả hoạt động kinh doanh lại dùng cụm từ lợi nhuận gộp bằng doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng hóa. Tuy nhiên, về bản chất thì lãi gộp và lợi nhuận gộp là một.

Tỷ lệ lãi gộp là gì?

Tỷ lệ lãi gộp, hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc hệ số biên độ lợi nhuận gộp là tỉ lệ lợi nhuận hiển thị dưới dạng phần trăm doanh thu. Dựa trên tỷ lệ lãi gộp, doanh nghiệp có thể biết được phần trăm lãi gộp trên doanh thu, từ đó đánh giá được số lợi nhuận của công ty kiếm được sau khi đã thanh toán chi phí sản xuất hay nhập mua hàng hóa. Đồng thời, tỷ lệ lãi gộp là chỉ tiêu so sánh, đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp giữa các năm, các giai đoạn với nhau.

Công thức tính tỷ lệ lãi gộp như sau:

Tỷ lệ lãi gộp (%) = Lãi gộp/ Doanh thu

Ví dụ: Một doanh nghiệp A:

  • Năm 2019, có doanh thu là 50 tỷ, lãi gộp là 10 tỷ thì tỷ lệ lãi gộp của doanh nghiệp A năm 2019 là

Tỷ lệ lãi gộp = 10 ÷ 50 = 20%

  • Năm 2020, doanh thu là 40 tỷ, lãi gộp là 10 tỷ thì tỷ lệ lãi gộp của doanh nghiệp A năm 2020 là

Tỷ lệ lãi gộp = 10 ÷ 40 = 25%

Như vậy, có thể thấy rằng, năm 2020 doanh nghiệp A có doanh thu giảm sút so với năm 2019 nhưng lãi gộp không đổi. Do đó tỷ lệ lợi nhuận tăng lên, nghĩa là hiệu quả kinh doanh tăng lên.

Ý nghĩa của việc tính lãi gộp

Đánh giá về doanh nghiệp

Đối với chính doanh nghiệp:

Việc tính lãi gộp doanh nghiệp đánh giá về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình , cho biết doanh đang làm ăn lãi hay lỗ. Từ đó có những kế hoạch điều chỉnh kinh doanh, điều chỉnh nhân sự hoặc điều chỉnh vận hành sản xuất cũng như các chiến lược marketing, xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp có thể phát triển tích cực hơn.

Đối với các nhà đầu tư:

Lãi gộp là một trong các yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có các quyết định đầu tư, hợp tác với doanh nghiệp một cách chính xác.

Hơn thế nữa, lãi gộp là con số khách quan nhất để các nhà đầu tư dễ dàng xem xét nhất so với các chỉ số khác để đánh giá về một doanh  nghiệp.

Đánh giá về lĩnh vực kinh doanh

Đối với chính doanh nghiệp:

Lãi gộp càng lớn thể hiện nhu cầu và sự quan tâm của thị trường với sản phẩm càng cao. Từ đó, doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược sản xuất để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của thị trường nhằm tạo ra lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp, đưa ra mục tiêu và định hướng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Ngược lại, nếu lãi gộp qua các thời kỳ có sự suy giảm dần, nghĩa là nhu cầu thị trường ngày càng giảm, khi đó doanh nghiệp cần có kế hoạch điều chỉnh sản xuất cũng như kinh doanh, tìm kiếm và phát triển lĩnh vực mới để thu về lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp.

Đối với các nhà đầu tư:

Đối với các nhà đầu tư, nếu lãi gộp của các doanh nghiệp cùng ngành nghề qua các thời kỳ đều giảm sút, nghĩa là nhu cầu của thị trường thay đổi. Các nhà đầu tư nên chuyển hướng sang các ngành nghề khác để có thể có nhiều lợi nhuận hơn.

Ngược lại, lãi gộp ngày càng tăng khi so sánh giữa các thời kỳ, các năm tài chính với nhau thì nghĩa là các nhà đầu tư đang đi đúng hướng và có thể đầu tư nhiều hơn để tạo ra lợi nhuận cao hơn.

So sánh với đối thủ cùng ngành

Đối với chính doanh nghiệp:

Lãi gộp giúp doanh nghiệp có thể so sánh lợi nhuận của doanh nghiệp mình so với các đối thủ trong cùng một ngành hàng, một lĩnh vực, từ đó có những chiến lược thúc đẩy kinh doanh tốt hơn để mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. 

Việc đánh giá tình hình kinh doanh thông qua lãi gộp vô cùng quan trọng, từ đó doanh nghiệp có thể tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục nếu doanh nghiệp đang có lãi gộp thấp hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến lãi gộp là gì? công thức tính lãi gộp trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin cơ bản trên đây, bạn đã có cái nhìn khái quát, hiểu đúng và đủ về lãi gộp nhằm phục vụ cho việc nhìn nhận, đánh giá tình hình kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp.