Khái niệm hội sở ngân hàng dường như khá quen thuộc đối với những người trong ngành ngân hàng hoặc những người thường xuyên giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu hoặc mới giao dịch với ngân hàng thì thuật ngữ hội sở còn khá xa lạ và mới mẻ. Vậy hội sở ngân hàng là gì? Có thể giao dịch ở hội sở ngân hàng được không? Hãy cùng Cozmo tìm hiểu qua bài viết cụ thể sau nhé!
Hội sở là gì?
Hội sở ngân hàng hay còn gọi là trụ sở ngân hàng là cơ quan đầu não và quyền lực nhất của ngân hàng, là nơi tập trung tất cả các phòng ban khác nhau của ngân hàng. Đồng thời là nơi quyết định và đưa ra các chính sách, chiến lược và những bước đi quan trọng đối với một ngân hàng.
Thông thường, mỗi ngân hàng chỉ có một hội sở được đặt tại trung tâm của các thành phố lớn nhằm mục đích thu hút sự quan tâm khách hàng cũng như quảng bá hình ảnh của ngân hàng. Số ít ngân hàng có hai hội sở, thường là các ngân hàng lớn, khối lượng công việc giải quyết giữa các miền tương đối nhiều như nhau và hệ thống quản trị lớn thì yêu cầu phải có hai hội sở mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
Các hoạt động diễn ra tại hội sở ngân hàng
Hội sở ngân hàng cũng là một cơ quan trong tổ chức ngân hàng vì vậy tại hội sở cũng diễn ra các hoạt động giao dịch tài chính như ở chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng. Tuy nhiên thường là các giao dịch đặc biệt, giao dịch thực sự lớn.
Bên cạnh hoạt động giao dịch tài chính thông thường giữa ngân hàng với khách hàng thì tại hội sở còn diễn những cuộc họp của hội động bản trị, ban quản lý ngân hàng bởi hội sở là cơ quan làm việc của các cấp quản trị ngân hàng. Do đó, tại hội sở, ban quản trị sẽ họp để báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng, đồng thời từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh, giải pháp phát triển ngân hàng cũng như những quyết định liên quan đến chính sách, quy định của ngân hàng nói chung và của từng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nói riêng,
Như vậy, hội sở ngân hàng là cơ quan vô cùng quan trọng của một ngân hàng. Mọi hoạt động của hội sở có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng.
Có thể giao dịch ở hội sở ngân hàng được không?
Hội sở ngân hàng là cơ quan đầu não của một ngân hàng. Tại hội sở, vẫn tiến hành thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính thông thường như ở chi nhánh và phòng giao dịch, vì vậy khách hàng hoàn toàn có thể đến hội sở để thực hiện các giao dịch thông thường. Như vậy, mọi khách hàng đều có thể giao dịch tại hội sở ngân hàng.
Tuy nhiên, theo tâm lý chung của mọi khách hàng thì việc đến giao dịch tại hội sở mang lại cảm giác yên tâm về mức độ uy tín và tin tưởng, do đó nhiều người thường tìm đến hội sở để giao dịch thay vị giao dịch tại chi nhánh hay phòng giao dịch của ngân hàng. Vì vậy, lượng khách hàng đến hội giao dịch thường rất đông dẫn thời gian chờ đợi sẽ kéo dài hơn.
Khách hàng có thể giao dịch tài hội sở, tuy nhiên nên đến phòng giao dịch và chi nhánh để thực hiện các giao dịch bởi trong cùng hệ thống ngân hàng nên mức độ uy tín là hoàn toàn như nhau mà không mất nhiều thời gian chờ đợi. Khách hàng chỉ nên đến hội sở thực hiện đối với giao dịch có tính vĩ mô, những giao dịch tài chính có giá trị lớn thực sự. Đồng thời, hoạt động giao dịch của hội sở cũng rất hạn chế. Vì vậy, khách hàng đến thực hiện giao dịch tại hội sở thường là những khách hàng cũng phải rất đặc biệt, hầu hết đều là những khách hàng VIP thuộc tầng lớp thượng lưu hoặc có vị thế cao trong xã hội hiện tại cần thực hiện những giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Những cách thức giao dịch ngân hàng tốt nhất
Internet Banking: Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch cơ bản như chuyển tiền, nhận tiền, tiết kiệm, thanh toán hóa đơn,..thông qua Internet Banking. Bằng các giao dịch tuyến trên điện thoại hoặc website, khách hàng không cần phải đến giao dịch trực tại ngân hàng mà có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi vô cùng tiện lợi.
ATM: Đối với các giao dịch như rút tiền, khách hàng có thể sử dụng cây ATM. Tuy nhiên các chức năng của cây ATM còn khá nhiều hạn chế so với nhu cầu của người sử dụng. Ngoài rút tiền, khách hàng còn có thể kiểm tra số dư, chuyển tiền,… Một vài ngân hàng, khách hàng có thể gửi tiền trực tiếp vào tài khoản qua cây ATM như Tpbank, Đông Á, Techcombank…
Chi nhánh, phòng giao dịch; Đối với các giao dịch phức tạp hơn và có giá trị tương đối lớn thì khách hàng thường đến phòng giao dịch, chi nhánh gần nhất để thực hiện . Thông thường là các giao dịch trên rút tiền mặt, nộp tiền vào tài khoản với số tiền lớn, giao dịch chuyển và nhận tiền nước ngoài, giao dịch mở thẻ, … khách hàng thường thực hiện trực tiếp tại chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng.
Hội sở: Đối với các giao dịch mang tầm vĩ mô, các hợp đồng kinh tế hay giao dịch nghìn tỷ thì khách hàng thường đến giao dịch tại hội sở.
Như vậy, với những thông tin cơ bản trên khách hàng có thể dễ dàng hiểu được hội sở ngân hàng là gì? và khách hàng có thể giao dịch ở hội sở ngân hàng được không? Hy vọng với những thông tin trên sẽ góp phần giúp khách hàng thuận tiện trong giao dịch tài chính khi phát sinh nhu cầu giao dịch liên quan đến ngân hàng.