Tín dụng ngân hàng ngày càng phát triển bởi nhu cầu huy động vốn phục vụ cho nhiều mục địch khác nhau là rất lơn. Đối với những người thường xuyên huy động vốn bằng việc vay tiền tại các ngân hàng hay các công ty tài chính thì chắc hẳn sẽ hiểu rất rõ về khái niệm “đảo nợ”, tuy nhiên cũng còn khá nhiều người chưa hiểu được đảo nợ là gì. Vậy đảo nợ là gì? Bài viết sau đây, Cozmo sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để khách hàng có thể hiểu được về hình thức đảo nợ.
Đảo nợ là gì?
Đảo nợ (tiếng Anh: Rollover) là việc khách hàng thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ. Khoản nợ mới sẽ bao gôm nợ cũ và phần lãi chưa trả được. Vì vậy. khoản nợ mới sẽ thường nhiều hơn nợ cũ. Đây là một khái niệm khá quen thuộc được dùng trong lĩnh vực ngân hàng mà cụ thể là trong các hợp đồng tín dụng.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có vay từ ngân hàng một khoản nợ 1 tỷ trong thời hạn 01 năm Tuy nhiên khi đến thời hạn 01 năm nhưng doanh nghiệp vẫn không đủ khả năng về tài chính để trả nợ cho ngân hàng theo quy định của hợp đồng tín dụng đã ký.
Do lo sợ ngân hàng chuyển khoản nợ trên thành nợ xấu và bị thu hổi tài sản đang thế chấp tại ngân hàng do quá hạn thanh toán, doanh nghiệp đã vay từ tổ chức bên ngoài với lãi suất cao để tất toán hợp đồng 1 tỷ với ngân hàng. Sau đó, doanh nghiệp lại tiếp tục làm hồ sơ vay 1 khoản vay khác tại chính ngân hàng và dùng sổ tiền đó để trả nợ cho tổ chức bên ngoài. Như vậy, doanh nghiệp đã thực hiện đảo nợ trong trường hợp này.
Đảo nợ ngân hàng là gì?
Đảo nợ ngân hàng là hình thức chuyển một khoản vay cũ đã đến hạn thanh toán sang một khoản nợ mới trong cùng một ngân hàng hoặc ngân hàng khác do cá nhân hay tổ chức đi vay chưa có đủ khả năng về tài chính để chi trả cho khoản nợ cũ đến hạn thanh toán.
Bản chất của đảo nợ ngân hàng nhằm mục đích cơ cấu lại thời hạn thanh toán của khoản nợ giúp khách hàng che giâu đi nợ xấu nhưng thực chất khách hàng vẫn đang tiếp tục nợ khoản nợ cũ.
Ưu nhược điểm của đảo nợ ngân hàng
Ưu điểm của đảo nợ ngân hàng
- Đảo nợ giúp cho ngân hàng giảm được rủi ro về nợ xấu, giảm trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
- Đảo nợ giúp khách hàng tăng thêm thời hạn trả nợ, tránh rơi vào nợ xấu, nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của cá nhân hay doanh nghiệp. Đồng thời, là động lực để các nhân, doanh nghiệp sắp xếp và lập lại kế hoạch tài chính của bản thân, tạo thêm cơ hội cho khách hàng.
Nhược điểm của đảo nợ
- Rủi ro về mặt trách nhiệm dân sự và hình sự: Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 15/03/2017 thì hành vi vay vốn để trả một khoản nợ ngay tại chính ngân hàng đó hoặc ngân hàng thì đều không được cho phép. Bất cứ cá nhân hay tổ chức nào vi phạm thì đều phải chịu mọi hình phạt trước Pháp luật.
- Rủi ro về nợ xấu: Nếu cá nhân hay doanh nghiệp không kiểm soát được kế hoạch tài chính của mình thì sẽ rơi vào vòng xoay nợ, dễ mất đi khả năng trả nợ, dẫn đến nợ xấu.
- Hơn thế nữa, hình thức đảo nợ là hình thức che giấu nợ xấu khiến các cơ quan chức năng không thể đánh giá chính xác nên kinh tế hiện tại, dẫn đến không thể có các giải pháp giúp doanh nghiệp hay cá nhân có định hướng kinh tế để thoát khỏi vòng xoay của các khoản nợ.
- Nhiều khách hàng phải vay từ các tổ chức tín dụng đen để trả nợ cho ngân hàng và tiếp tục làm hồ sơ vay ngân hàng để trả nợ cho tổ chức tín dụng đen. Tuy nhiên, rủi ro cao nếu hồ sơ vay khoản vay mới của khách hàng lại không đủ điều kiện để ngân hàng chấp nhận cho vay thì khách hàng sẽ rơi vào khoản nợ với lãi suất cao chót vót mà không có khả năng thanh toán.
Quy định của pháp luật về hành vi đảo nợ
Theo đánh giá của các chuyên gia thì hành vi đảo nợ gây khó khăn cho các nhà kinh tế khi nhìn nhận về nợ xấu và tình hình tài chính của hệ thống ngân hàng bởi đây chính là một hình thức che giấu nợ xấu. Đồng thời, đảo nợ cũng gây ra rủi ro cho người đi vay trong một số trường hợp.
Do đó, theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN có hiệu lức từ ngày 15/03/2017 đã có quy định rõ ràng về việc đảo nợ và hành vi đảo nợ là hành vị bị pháp luật nghiêm cấm. Tuy nhiên, có 2 trường hợp được phép đảo nợ như sau:
- Khách hàng được phép vay để trả khoản nợ tại chính các tổ chức tín dụng đã vay nếu khách hàng dùng số tiền của khoản vay mới để thanh toán cho trường hợp lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình với yêu cầu là chi phí lãi tiền vay này được tính toán trong dự toán xây dựng công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Khách hàng được phép vay để trả khoản nợ tại tổ chức tín dụng khác hoặc nợ nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện sau: Khách hàng chỉ được dùng tiền của khoản vay mới để trả nợ trước hạn cho khoản vay thuộc 3 trường hợp sau:
- Khách hàng vay phục vụ hoạt động kinh doanh;
- Thời hạn cho vay khoản vay mới không vượt thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
- Khoản vay chưa được thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Như vậy Pháp luật Việt Nam không cho phép các ngân hàng cũng như khách hàng thực hiện hành vi đảo nợ. Ttuy nhiên đảo nợ vẫn được diễn ra với sự hỗ trợ của các bên trung gian. Xuất phát từ nguyên nhân nợ xấu do các khoản vay quá hạn không thể trả sẽ gây ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của cá nhân hay doanh nghiệp, đồng thời gây giảm vốn khả dụng, giảm cho vay, tăng nợ xấu đối với ngân hàng. Vì vậy, cả ngân hàng cũng như khách hàng đều không mong muốn rơi vào nợ xấu, do đó đã tìm cách để thực hiện đảo nợ, tránh nợ xấu.
Đảo nợ ngân hàng như thế nào?
Mặc dù đảo nợ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thế nhưng vì một số lý do mà trên thực tế vẫn còn rất nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng cũng như một vài bên trung gian nữa thực hiện hình thức đảo nợ này bằng cách lách luật nhờ sử dụng một bên trung gian và có ba cách đảo nợ thường được sử dụng như sau:
- Dùng một nguồn vốn khác: có nghĩa là khách vay một khoản tiền từ bên ngoài,có thể như vay tín dụng đen, vay nóng,.. Sau đó, cá nhân hoặc doanh nghiệp dùng khoản tiền vừa vay được để trả khoản nợ sắp đến hạn tại ngân hàng. Tiếp theo, khách hàng lại làm hồ sơ vay khoản vay mới tại ngân hàng để trả nợ cho khoản nợ vay bên ngoài. Quá trình vay này sẽ diễn ra nhanh chóng để khách hàng không phải chịu quá nhiều lãi vay từ các tổ chức bên ngoài với mức lãi suất cao chót vót.
- Nhờ một pháp nhân khác đứng tên: có nghĩa là cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể nhờ một pháp nhân khác đến để vay tiền tại chính ngân hàng mà khách hàng đang có khoản nợ sắp đến hạn, sau đó sử dụng số tiền mà người này vừa vay được để thanh toán cho khoản nợ tại chính ngân hàng này.
- Chuyển khoản vay tại ngân hàng này sang 1 ngân hàng khác: Khách hàng có thể chuyển khoản nợ của mình từ ngân hàng A sang ngân hàng B có lãi suất thấp hơn cũng là cách đảo nợ được nhiều doanh nghiệp thực hiện.
Trên đây là những thông tin tổng hợp giúp khách hàng có cái nhìn tổng quát về đảo nợ Hy vọng qua những nội dung trên có thể giúp khách hàng hiểu hơn về đảo nơ từ đó thận trọng hơn khi quyết định vay vốn và đặc biệt là khi có ý định đảo nợ để tránh rơi vào các trường hợp vi phạm pháp luật không mong muốn .